Cấu tạo van cầu như thế nào? Van cầu là một trong những thiết bị lắp đặt tại hệ thống lưu chất. Nhằm mục đích điều tiết lưu chất thông qua hoạt động đóng mở van. Nó là sản phẩm không còn xa lạ với chúng ta. Vậy bạn đã biết hết về nó chưa?
Sau đây, chúng tôi xin được tìm hiểu về cấu tạo van cầu.
Cấu tạo van cầu
Cấu tạo van cầu gồm 6 phần chính. Ta không thể tạo ra một sản phẩm van cầu hoàn chỉnh, nếu thiếu một trong số các bộ phận như :
Thân,vỏ van cầu
- Được làm từ các chất liệu phổ biến : gang, thép, đồng, inox 304, inox 316... bên ngoài được phủ sơn epoxy chống thấm, chống ăn mòn.
- Thân, vỏ là nơi chứa hoặc liên kết tất cả các chi tiết của van.
- Có chức năng bảo vệ các bộ phận, tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
- Đây là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng như thời tiết, khí hậu, va đập, oxi hóa,...
Đĩa van cầu, ghế van
- Là bộ phận thực hiện đóng mở van.
- Đĩa van cầu có hai dạng : một là dạng nút chai, hai là dạng côn.
- Vật liệu sản xuất đĩa van chủ yếu là inox, có khả năng chống ăn mòn cực tốt.
Trục van, ty van
Trục van hay còn gọi là ty van.
- Là nơi liên kết đĩa van với bộ phận điều khiển.
- Trục van thường làm bằng inox, thép không gỉ. Do đặc điểm là phải làm việc trong điều kiện áp lực cao.
Gioănglàm kín van
Gioăng làm kín, vòng đệm có chứcnăng làm kín các khe hở bên trong van. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉlưu chất. Nó có hai nhiệm vụ chính :
- Một là, chống rò rỉ lưu chất, làm kín van.
- Hai là, bảo vệ các bộ phận không bị mài mòn, oxi hóa, gỉ séc. Do lưu chất bị rò và đi vào trong van cầu.
Nắpvan, bệ đỡ van
Là phần nằm trên thân van. Có tácdụng đậy kín, giữ cố định các bộ phận bên trong. Đồng thời, nâng đỡ bộ phậnđiều khiển đặt phía trên thân van.
Tùy vào vật liệu của thân van cầu màbệ đỡ cũng được làm từ chất liệu tương tự. Điển hình nhất là gang, thép, inox,đồng, nhựa,...
Bộ phận điều khiển
Đối với các hệ thống thao tác bằng tay đơn giản thì sẽ dùng tay quay. Còn với những hệ thống ứng dụng công nghệ tự động hóa thì ta sẽ có hai sự lựa chọn là : Điều khiển điện hoặc khí nén.
Mỗi một cách điều khiển sẽ có nhữngưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn. Sao chođáp ứng được các yêu cầu đặt ra của hệ thống.
So sánh cấu tạo van cầu với van bi, van cửa
Tiếp theo, chúng ta cùng so sánh cấu tạo van cầu với van bi và van cổng. Từ đó, rút ra những điểm giống và khác nhau giữa các dòng van này nhé!
Cấu tạo van cầu và van cổng
1.Giống nhau :
- Sử dụng trong các hệ thống dẫn nước, chất lỏng, hơi, khí, hóa chất,...
- Có khả năng đóng mở đường ống dẫn lưu chất.
- Hoạt động bằng cách nâng lên, hạ xuống cửa van.
- Đều là thiết bị van nhập khẩu từ nước ngoài, chất lượng tốt.
- Đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích thước, nước sản xuất.
- Có 3 cách điều khiển van : điều khiển bằng tay, điện và khí nén.
- Trọng lượng lớn, khá nặng. Nặng hơn van bi, van bướm... cùng kích thước.
- Đóng mở chậm hơn van bướm, van bi,...
2.Khác nhau
-Van cổng :
- Chức năng chính là đóng mở lưu chất, không có khả năng điều tiết.
- Khi hoạt động ty van sẽ nâng lên cao (van cổng ty nổi).
- Đĩa van nằm dọc, thẳng đứng, vuông góc với dòng chảy lưu chất.
- Trên thân van không có mũi tên in nổi.
- Giá thành rẻ hơn van cầu.
-Van cầu
- Là một trong những loại van điều tiết lưu chất hiệu quả.
- Khi hoạt động đóng, mở thì trục van sẽ không thay đổi. Nếu ta quan sát từ bên ngoài thì phần trục kết nối sẽ không di chuyển lên xuống. Ty van chỉ di chuyển bên trong thân van.
- Đĩa van nằm ngang hoặc nằm nghiêng.
- Một số loại, trên thân van có mũi tên được in nổi.
- Giá thành cao hơn van cổng.
Cấu tạo van cầu và van bi
1.Giống nhau
- Ngoài tác dụng đóng mở thông thường thì van còn có khả năng điều tiết.
- Đa dạng mẫu mã, xuất xứ, kích thước, chủng loại,...
- Hoạt động trong môi trường thường gặp như nước, khí, hơi.
- Vận hành van và sử dụng đơn giản.
2.Khác nhau
-Van bi
- Cửa van có thiết kế hình dáng tương tự viên bi, được khoét rỗng bên trong.
- Hoạt động đóng mở bằng cách xoay bi van.
- Trọng lượng nhẹ.
- Đóng mở nhanh.
- Giá thành rẻ.
- Độ bền và khả năng điều tiết hệ thống không cao bằng van cầu.
- Không sử dụng được trong môi trường đặc sệt.
-Van cầu
- Cửa van thiết kế hình nút chai hoặc hình côn.
- Cửa van đóng mở bằng cách nâng lên, hạ xuống.
- Trọng lượng nặng.
- Đóng mở chậm hơn van bi.
- Giá thành cao
- Độ bền tốt, tuổi thọ cao, làm việc được trong môi trường áp lực lớn.
- Khả năng điều tiết lưu chất vượt trội, mang lại hiệu quả cao hơn van bi.
Các loại van cầu thường dùng
Trên thị trường có rất nhiều loại van cầu phong phú khác nhau. Mỗi loại được ứng dụng trong mỗi ngành, lĩnh vực riêng. Tại Việt Nam, các dòng van cầu được sử dụng nhiều nhất gồm :
Van cầu bầu
Là dòng van được sử dụng với mục đích đóng mở và điều tiết dòng chảy lưu chất. Sản phẩm được chế tạo từ các vật liệu đa dạng như inox, thép, gang, đồng... Chúng ứng dụng tại nhiều môi trường và hệ thống khác nhau.
Van thiết kế 2 hướng vào - ra của dòng chảy lệch tâm và giao nhau tại vị trí ghế van. Bên ngoài van có hình dạng bầu dục, tròn nên van được gọi là van cầu dạng bầu hay van cầu bầu.
Đặc điểm van cầu bầu :
- Hình bầu, phình ra ở giữa, hai bên kết nối với mặt bích sẽ bóp vào nhỏ hơn.
- Hoạt động được trong môi trường nhiệt độ cao, áp lực lớn. Chịu được áp lực mạnh lên đến PN60.
- Có khả năng điều tiết tốt.
- Độ bền cao, chịu mài mòn (ăn mòn) tốt.
Van cầu chữ ngã
Sản phẩm còn được biết đến với tên gọi van chữ ngã, van yên ngựa. Chủ yếu dùng trong hệ thống ống dẫn nước và hơi nóng tại các nhà máy nước. Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy sản xuất nhiên liệu xăng dầu, khí đốt.
Hướng đi của lưu chất bên trong van sẽ lên xuống linh hoạt giống với hình dấu ngã hay yên ngựa.
Đặc điểm van yên ngựa :
- Đĩa dạng hình côn.
- Thường sử dụng trong các hệ thống hơi, khí nhiệt độ cao.
- Độ bịt kín tốt, tốt nhất trong tất cả các loại van.
- Đa phần kết nối với hệ thống thông qua mặt bích.
- Độ bền tốt, tuổi thọ cao.
- Ít kích thước nhỏ, thường là từ DN50 trở lên.
Van cầu vuông góc
Sở dĩ, thiết bị có tên là van cầu góc hay van vuông góc bởi thiết kế hai đầu ra - vào của lưu chất vuông góc với nhau.
Lợi thế của dòng van cầu hơi này là cho dòng chảy với áp suất thấp hơn. Sử dụng ở các hệ thống có chu kỳ dòng chảy chuyển hướng.
Như vậy, chỉ trong một sản phẩm van mà vẫn đáp ứng được hai chức năng là : Điều tiết và chuyển hướng dòng chảy.Thiết bị này, đa phần được lắp đặt tại các đường ống nhánh. Khi đó, van đóng vai trò phân nhánh và chuyển hướng lưu chất.
Van cầu chữ Y, van cầu xiên
Là loại van có hình dáng tương tự như chữ Y. Nó thu hút người dùng nhờ hoạt động sinh ra ma sát thấp giữa các bề mặt trong quá trình đóng và mở. Tương đối bền, chiều cao mở không lớn, chiếm ít diện tích và dễ bảo trì.
Van chữ Y, van cầu xiên có đặc điểm:
- Thiết kế dòng chảy lưu chất chữ Y nên có khả năng chống búa nước.
- Trục van nghiêng một góc 45 độ so với đường ống.
- Van được sử dụng trong môi trường áp suất cao và các ứng dụng quan trọng khác khi giảm áp suất.
- Áp lực chịu đựng của van lên đến 800bar.
- Làm việc hiệu quả trong các đường ống áp suất cao. Áp suất hệ thống càng lớn thì độ bịt kín của van càng cao.
- Giảm ma sát giữa đĩa van và lưu chất.
- Van làm việc bền bỉ, tuổi thọ dài lâu.
Ưu nhược điểm của van cầu
Van cầu nói riêng và tất cả các loại van đóng mở, điều tiết lưu chất nói chung đều có những đặc điểm, tính chất nhất định. Chính vì vậy, mỗi loại sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác biệt.
Mời bạn cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm nhé!
Điểm mạnh của van cầu
Van sở hữu những lợi thế như :
- Có khả năng điều tiết dòng chảy cực tốt.
- Làm việc hiệu quả trong các hệ thống áp lực, áp suất lớn.
- Chịu nhiệt tốt. Phù hợp trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, nhiệt điện,...
- Độ kín cao, chống rò rỉ lưu chất.
- Làm việc tốt ở điều kiện nhiệt độ cao lên đến 400 độ C.
- Mẫu mã, model, kiểu dáng, kích thước, xuất xứ đa dạng.
- Van được làm từ nhiều chất liệu chất liệu khác nhau. Ví dụ như van cầu gang, van cầu nhựa, van inox, van thép,...
- Tuổi thọ cao, các bộ phận thiết kế chắc chắn và ít bị mài mòn.
- Sử dụng được trong các hệ thống điều khiển bằng tay và ứng dụng công nghệ tự động hóa.
- Sử dụng trong cả hệ thống nước và hơi.
- Đóng mở dễ dàng. Đặc biệt thich hợp với các đường ống kích thước vừa - lớn và cực lớn.
Nhược điểm của van cầu
Mặc dù van có rất nhiều ưu điểm,nhưng nó vẫn mắc phải một số nhược điểm như :
- Trọng lượng nặng.
- Giá thành cao.
- Đóng mở bằng tay quay sẽ gặp khó khăn. Nhất là các đường ống lớn, áp lực tác động trực tiếp lên đĩa van.
- Khi hoạt động, thiết bị có độ sụt giảm áp suất cao hơn van cổng.
- Đóng mở chậm hơn van bướm và van bi.
Nơi cung cấp van cầu giá tốt nhất hiện nay
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo của van cầu. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua van cầu hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam. HT tự hào là một trong những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối van công nghiệp,thiết bị đo lường đường ống, phụ kiện ngành nước... số 1 Việt Nam.
Khi trở thành khách hàng của doanh nghiệp chúng tôi, bạn sẽ nhận được những lợi ích như :
- Được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
- Được giải quyết, tháo gỡ khó khăn nhanh chóng hiệu quả.
- Báo giá nhanh, chính xác, giá tốt nhất.
- Được làm việc với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, tận tâm.
- Được hưởng các chính sách mua hàng ưu đãi, chiết khấu cao.
- Hỗ trợ vận chuyển, giao hàng nhanh.
- Được cung cấp đầy đủ CO, CQ, Catalog, giấy tờ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm.
- Chính sách bảo hành sản phẩm tối thiểu 12 tháng.
Để tìm hiểu và đặt mua van cầu. Quýkhách hàng vui lòng liên hệ với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam qua sốhotline : 097 1999 589 gặp Mr.Minh để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Hoặc trực tiếp liên hệ với Công tyTNHH TM và XNK HT Việt Nam qua hai địa chỉ sau :
VPGD: Lô 7 ô Dịch Vụ 10 – Khu Đô ThịTây Nam Linh Đàm – Phường Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội.
Kho hàng: Lô 2 ô Dịch vụ 9 - Khu Đô Thị Tây Nam Linh Đàm – Phường Hoàng Liệt –Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!